Việc phát minh ra túi nilon được coi là bước quan trọng trong văn minh nhân loại. Tuy nhiên, theo thời gian túi nilon được lạm dụng quá nhiều trong đời sống thường nhật con người đang trở thành một vấn nạn lớn. Việc sử dụng túi nilon quá nhiều đã để lại những hệ lụy tiêu cực đến hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng trưc tiếp đến sức khỏe con người về lâu dài.
Dù biết đến tác hại của túi nilon nhưng chẳng ai “cưỡng nổi” sự tiện dụng của nó. Túi nhựa là một sản phẩm vô cùng quen thuộc trong cuộc sống con người, trở thành thói quen, đi vào nếp sống bởi tính tiện ích mà túi nilon mang lại. Rõ ràng, chúng ta dễ dàng bắt gặp túi nhựa ở bất kỳ đâu từ các quán hàng nhỏ tại chợ hay tại các siêu thị đông đúc người mua.
Theo báo cáo “Thực trạng nhựa” và “Hành tinh của chúng ta đang chìm trong ô nhiễm nhựa” của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc năm 2018, trên thế giới cứ mỗi phút có 5 nghìn tỷ túi nilon được tiêu thụ mỗi năm. Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính trung bình mỗi gia đình Việt sử dụng và thải ra ít nhất 1 túi nilon/ngày, tính trên cả nước là 25 triệu túi/ngày, tương đương 1kg túi nion/hộ/tháng. Những con số đáng báo động trên như đang phản ánh thực trạng đáng quan ngại của việc sử dụng túi nilon tại Việt Nam và thế giới.
Túi nilon “quen thân” với con người là vậy, nhưng lại “có công” đóng góp lớn việc phá hủy hoại môi trường sống của con người. Với đặc tính siêu bền vững trong tự nhiên, túi nilon được làm từ các hợp chất cao phân tử, là một loại chất dẻo khó phân hủy. Đây chính là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí, còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”.
TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG CỦA TÚI NILON KHÔNG PHÂN HỦY
- Gây nguy hại cho các sinh vật
Hàng năm, túi nhựa giết chết khoảng 100.000 loài động vật. Bao bì, túi nilon bị trôi xuống hồ, biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Tệ hơn nữa, sau khi sinh vật bị phân hủy thì túi nhựa vẫn còn nguyên vẹn.
- Gây tổn hại cho sức khỏe con người
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, túi nilon có nguy cơ gây ung thư, biến đổi giới tính, có khả năng gây ngộ độc nếu sử dụng ở nhiệt độ cao. Bởi túi nhựa chứa các kim loại nặng như chì, cadimi, các chất phụ gia. Đặc biệt, khi đốt túi nilon sẽ giải phóng ra các chất độc dioxin, sunfat có thể gây ngộ độc, khó thở, giảm khả năng miễn dịch.
- Gây mất mỹ quan đô thị
Quá lạm dụng các sản phẩm bao bì, nilon cùng vô ý thức của con người khiến túi nhựa bị vứt bừa bãi. Hệ quả là không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, làm tắc nghẽn cống rãnh, gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường.
- Tàn phá hệ sinh thái
Quá trình phân hủy của một chiếc túi nylon có thể kéo dài từ 2000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Trên thực tế, tất cả các loại túi nhựa đã được sản xuất vẫn còn tại trong môi trường, nghĩa là chúng ta sẽ không thấy được sự phân hủy của túi nhựa khi còn sống. Sự tồn tại của túi nylon trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi nylon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
Trước những hệ lụy tiêu cực từ túi nilon kể trên, các chuyên gia cho rằng cần có những giải pháp hữu hiệu, loại bỏ các sản phẩm nhựa. Thay vào đó là các sản phẩm bao bì, túi nhựa thân thiện với môi trường, có giá trị sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, thị trường túi tái chế, tự phân hủy dường như vẫn bị “ghẻ lạnh”, chưa được nhiều doanh nghiệp bao bì tập trung phát triển sản xuất.
Nhận thấy sự cấp thiết của sản phẩm túi vi sinh tự phân hủy, Bao bì Thành Luân đã sản xuất và cung ứng ra thị trường những sản phẩm túi phân hủy đạt tiêu chuẩn, hoàn toàn thân thiện với môi trường. Nguyên liệu túi vi sinh được tổng hợp từ tinh bột ngô, bột sắn cùng với công nghệ sản xuất hiện đại, Thành Luân được khách hàng đánh giá cao.